Vatican News
Ngay bên ngoài Trung tâm phát thanh Santa Maria di Galeria, Đức Thánh Cha Lêô XIV dừng lại vài phút bên micro của phóng viên Ignazio Ingrao, biên tập viên chuyên về Vatican của chương trình thời sự Tg1 của đài truyền hình Rai. Ngài đã tái khẳng định những lời kêu gọi hòa bình cho một thế giới ngày càng bị vũ khí tàn phá dữ dội.
Ngài nói: “Tôi muốn nhắc lại lời kêu gọi hòa bình này để cố gắng bằng mọi giá tránh sử dụng vũ khí”, tìm kiếm “đối thoại thông qua các công cụ ngoại giao”, “cùng nhau” để “tìm kiếm giải pháp” cho thảm kịch “rất nhiều người vô tội đang chết”.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến lịch sử và tương lai đang chờ đợi Trung tâm phát sóng, được Đức Piô XII thành lập vào năm 1957, và ngày nay được mong mỏi đưa ra câu trả lời cho những nguy cơ mà biến đổi khí hậu mang lại.
Ngài chia sẻ: “Tôi không biết Trung tâm này, các ăng-ten của Đài phát thanh Vatican”. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng khi truyền giáo ở Mỹ Latinh, ngài đã bắt được các chương trình phát sóng ngắn của đài phát thanh của Giáo hoàng bằng một “chiếc radio nhỏ”, “nhiều lần ngay cả ở vùng núi nơi không có khả năng nào khác”. Và sau đó tương tự như vậy ở Châu Phi, trong các chuyến viếng thăm của ngài với tư cách là bề trên của Dòng Augustinô, đi đến nhiều quốc gia khác nhau. Ngài nhớ lại: “Vào ban đêm, luôn luôn, tôi tìm thấy các tin tức, một lời đẹp đẽ nhờ việc phục vụ rất quan trọng này của Đài phát thanh Vatican”.
Trung tâm Santa Maria di Galeria hiện đang trên con đường mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đã vạch ra cách đây một thời gian. Chỉ một năm trước, qua tự sắc “Anh Mặt trời”, ngài đã thiết lập rằng trung tâm này sẽ được trang bị hệ thống nông điện để Quốc gia Thành Vatican tự chủ về năng lượng.
Đối với Đức Thánh Cha Lêô XIV, đây là “một cơ hội tuyệt vời” và là “cam kết của Giáo hội” để mang lại “cho thế giới một mẫu gương rất quan trọng”. Ngài nhắc lại, “mọi người đều biết tác động của biến đổi khí hậu và chúng ta phải thực sự chăm sóc toàn thế giới, của tất cả các loài thụ tạo, như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã dạy rất rõ ràng”.
Rồi người bại liệt nói thêm rằng khi ông cố gắng xuống hồ, luôn có người xuống đó trước ông. Người đàn ông này đang thể hiện quan điểm định mệnh về cuộc sống. Chúng ta nghĩ rằng mọi thứ xảy đến với mình là do chúng ta không may mắn, vì số phận chống lại chúng ta. Người này nản lòng. Ông cảm thấy thất bại trong cuộc đấu tranh của cuộc sống.
Cuộc sống nằm trong tay chúng ta
Ngược lại, Chúa Giêsu giúp ông khám phá ra rằng cuộc sống của ông cũng nằm trong tay ông. Chúa mời ông đứng dậy, trỗi dậy từ tình trạng lâu năm của ông và vác chõng của ông (x. c. 8). Chiếc chõng đó không được để lại hoặc vứt đi: nó tượng trưng cho căn bệnh trong quá khứ của ông, là lịch sử của ông. Cho đến lúc đó, quá khứ đã kìm hãm ông; nó buộc ông phải nằm như một người chết. Giờ đây ông là người có thể mang chiếc chõng đó và mang nó đến bất cứ nơi nào ông muốn: ông có thể quyết định làm bất cứ điều gì với lịch sử của mình! Đó là bước đi, đảm nhận trách nhiệm lựa chọn con đường nào để đi. Và điều này là nhờ Chúa Giêsu!
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn hiểu được cuộc sống của chúng ta bị bế tắc ở đâu. Chúng ta hãy cố gắng nói lên mong muốn được chữa lành của mình. Và chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người cảm thấy tê liệt, những người không thấy lối thoát. Chúng ta hãy cầu xin được trở về sống trong Trái Tim Chúa Kitô, nơi đích thực là ngôi nhà của lòng thương xót!
Đừng trở nên quen thuộc với chiến tranh
Trước khi kết thúc buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi:
Anh chị em thân mến,
Giáo hội đau lòng trước tiếng kêu than thống khổ vang lên từ những vùng đất bị chiến tranh tàn phá, đặc biệt là tại Ucraina, Iran, Israel và Gaza. Chúng ta không bao giờ được phép quen với chiến tranh! Thật vậy, cần phải từ chối cám dỗ sử dụng những vũ khí hiện đại và tinh vi. Ngày nay, khi “mọi loại vũ khí do khoa học hiện đại chế tạo đều được sử dụng trong chiến tranh, sự tàn khốc của chiến tranh đang đe dọa lôi kéo các bên tham chiến đến những hành vi man rợ còn vượt xa cả thời xưa” (CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Hiến chế mục vụ Vui mừng và Hy vọng – Gaudium et Spes, số 79).
Vì lý do đó, nhân danh phẩm giá con người và luật pháp quốc tế, tôi một lần nữa lặp lại lời cảnh báo thường xuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô với những người có trách nhiệm: Chiến tranh luôn là một thất bại! Và lời của Đức Piô XII: “Không mất gì với hòa bình. Nhưng mọi thứ có thể mất với chiến tranh”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha cùng với các tín hữu hát Kinh Lạy Cha bằng tiếng Latinh và ban phép lành cho tất cả mọi người.